Thùng phi nhựa 50 lít
-Đường kính (Ø) : 350mm
-Chiều cao thùng : 600mm
-Dung tích chứa : 50 lít
-Chất liệu : nhựa HDPE chính phẩm 
-Màu sắc : thân màu xanh dương, nắp màu đen 
-Nắp mở lớn , đai gài nắp bằng nhựa
-Hàng Việt Nam chất lượng cao mới 100%
* Sử dụng đựng dung môi , hoá chất, nước , trồng cây , ủ phân hữu cơ từ rác thực phẩm trong nhà bếp....
Mời bạn ghé thăm vườn sung Mỹ của chú Mân tại Bình Dương 
được trồng trong thùng phi nhựa 50 lít trên vườn sân thượng 

Trên khu vườn rộng 150 m2, Chú Mân, 58 tuổi, trồng xà lách, cà tím khía, dâu tằm Đài Loan, sung Mỹ, dưa lưới Nhật, cải đỏ, cải trắng Hàn Quốc... cho thỏa đam mê làm vườn.

Thích làm vườn nhưng không có chỗ trồng rau, những năm trước chú Biện Tấn Mân (ở Thủ Dầu Một) hay mang chậu sang trồng nhờ vườn hàng xóm. Tháng 10/2020, xây nhà hai tầng, người đàn ông về hưu yêu cầu thợ thiết kế sân thượng để làm khu vườn trên cao cho gia đình.

Các con bận, hai vợ chồng chú  Mân cùng một người bạn bằng tuổi vác đất, phân bón, xô chậu lên làm vườn. Được gần trăm bao đất, ông thấy mình phá sức nên mua một cần cẩu mini hơn 4 triệu đồng về làm việc thay. Mỗi lần, cần cẩu tải được 25-30 kg.

Ban đầu, ông chỉ trồng các loại rau Việt Nam như muống, mùng tơi, bầu, bí, mướp hay các loại rau gia vị. Phía trên là các loại cây leo giàn để vừa tận dụng diện tích trên cao, vừa che mát cho rau trái.

Về sau, thích thử nghiệm các loại hoa trái ngoại, ông Mân dành hẳn một khu trồng dâu tằm, dưa gang Đài Loan, hồng socola, dưa lưới Nhật Bản... Tám cây sung Mỹ được ông trồng trong thùng phi nhựa xanh 50 lít  để đảm bảo lượng giá thể, nước tưới cho cây phát triển.

Khu còn lại ông trồng các loại rau xà lách Mỹ, Đài Loan, cà xanh Thái Lan, súp lơ Nhật Bản... "Tôi quê Quảng Ngãi, trước khi lên phố sống cũng là con nông dân nên thích trồng trọt, ưa thử nghiệm. Tôi cũng muốn có rau sạch cho con, cháu ăn", người đàn ông hiện sống trong gia đình bốn thế hệ, có 8 thành viên, nói.

Hai bên vườn trồng các loại cây dưa leo giàn. Dưa gang Đài Loan trồng khoảng 60 ngày sẽ thu hoạch. Ăn có mùi thơm, ngọt dịu hơn so với dưa gang thông thường.

Đặt tiêu chí không dùng thuốc trừ sâu, ông mua bồ hòn về nấu lấy nước làm dung dịch diệt sâu. Ngoài ra, vợ chồng ông pha ớt, gừng, tỏi với rượu, ngâm trong 15 ngày, phun vào sáng sớm và chiều muộn cho cây. Cây nào sâu ăn quá thì nhổ bỏ.

"Bình thường người ta gieo hạt rau xà lách, cải, mùng tơi... ba ngày là thấy bật mầm, mình đợi 10 ngày chẳng thấy cây đâu", ông nhớ lại sự cố lần đầu làm vườn sân thượng. Ông Mân lên các hội nhóm trên mạng xã hội học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây. Biết cách làm giá thể, chọn giống chưa chuẩn, ông sửa đổi từng bước.

Giá thể được trộn theo công thức 40% đất, 30% tro, trấu, xơ dừa, 30% phân hữu cơ (phân bò, trùn quế, gà ủ hoai), nấm đối kháng Trichoderma. Trộn xong phơi trong 10-15 ngày.

Hồi mới trồng, ông không có nhà màng hay lưới che chắn, cứ mưa đổ, hạt dưa lưới lại trôi theo nước. Gieo 10 hạt, ông Mân cũng chỉ thấy ba cây bật mầm.

Ngoài làm mái che, trộn giá thể đúng cách, theo ông Mân, tưới nước cho cây trên sân thượng "là cả một nghệ thuật". Sân thượng nóng, trồng chậu nhỏ, ngày phải tưới 2-3 lần, tưới từ từ, lượng vừa đủ. 10 ngày đầu không bón phân, sau 10 ngày bắt đầu tưới dung dịch từ trứng, sữa, phân sinh học cho cây.

"Lúc tôi chụp ảnh dưa vàng Nhật lúc lỉu trái lên mạng, bạn bè bảo ông ghép hình ở đâu đăng cho vui hả. Đến khi lên vườn, tự tay hái dưa bổ ăn họ mới tin là thật", ông kể.

Cà tím khía của Thái Lan, trồng khoảng 50 ngày thu hoạch. Loại cây này không quá khó trồng nhưng cần đáp ứng yêu cầu như: đất tơi xốp, có nhiều mùn và dễ thoát nước, cần thêm thời gian vun xới đất để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển. Để tiết kiệm chi phí, ông Mân cắt bình nước khoáng làm chậu trồng cây.

Có những giống ông Mân chỉ trồng một lần rồi thôi, vì muốn thử nghiệm thật nhiều loài mới lạ. "Dâu tằm Đài Loan trái ngọt và thanh, cà xanh Thái, dưa leo trắng Thái Lan giòn và ngọt", chủ vườn cho biết.

Háo hức với thành quả có được, ông lập hẳn một kênh Youtube để chia sẻ cách trồng, chăm sóc với bạn bè trên mạng xã hội.

Lên xuống vườn ngày ba bốn lượt, hơn một năm nay, vợ chồng ông Mân không cần đi bộ thể dục ngoài công viên. Các cháu ông ở phố biết thêm nhiều giống hoa, rau, cây trái lạ. Tối tối, cả nhà thường tổ chức tiệc nhỏ trên sân thượng, vừa ăn, vừa ngắm hoa trái trong vườn.

"Quan trọng là trong nhà lúc nào cũng có rau quả sạch để ăn. Mùa dịch, tôi còn biếu được bạn bè, hàng xóm để đỡ phải chợ búa", ông cho biết. Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhà ông Mân ít chưng hoa, chủ yếu mang rau, trái sân thượng, như mấy chậu cà chua lùn, xuống phòng khách làm đẹp.

 

Nguồn : https://vnexpress.net/vuon-san-thuong-trong-hang-chuc-giong-rau-ngoai-4426711.html

Tham khảo thêm kỹ thuật và kinh nghiệm của trên kênh Youtube : Sắc màu cuộc sống của Chú  Biện Tấn Mân : https://youtu.be/FF-5mo1dE0s